Wednesday, December 23, 2009

Đương đầu với thách thức từ Trung Quốc


Việc Thủ tướng Việt Nam loan báo về các hợp đồng mua tàu ngầm và vũ khí của Nga đã được nhiều tờ báo và cây bút quốc tế chú ý.
Hãng thông tấn Agence France-Presse, trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc trong vùng Biển Đông".
Hãng AFP trích ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trogn khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãng tin này trích lời ông Richard Bitzinger, phân tích gia về quốc phòng khu vực tại Học viện Quan hệ Quốc tế mang tên S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng ý tưởng chủ đạo của việc mua vũ khí là "đối chọi lại với việc tăng cường quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông".
Ông Peter Abigail, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, thì được trích lời nhận định rằng quyết định của Việt Nam không gây ngạc nhiên vì lâu nay nước này đã bày tỏ quan ngại về môi trường hàng hải, "đặc biệt ở vùng Biển Đông".
Tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong thì đánh giá rằng "Trung Quốc đang đối diện khả năng có đối thủ mới trong sức mạnh tàu ngầm tại Biển Đông" và cho đây là dấu hiệu phản ánh quan ngại của cả khu vực trước tiến trình củng cố hải quân của Bắc Kinh.
Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Không chỉ có Việt Nam, mà cả Australia, Indonesia và Malaysia đều đang tìm cách mở rộng chương trình tàu ngầm trong khi Mỹ thì lo ngại rằng ảnh hưởng và sự thống lĩnh truyền thống của mình tại Đông Á đang bị việc phát triển hải quân của Trung Quốc thu hẹp lại.
Báo này nhận định, hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước cho thấy các nước trong vùng đang cảnh giác trước xu hướng là quyền lực mềm của Trung Quốc nay có thể trở nên cứng rắn hơn.
Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.
Cân bằng ảnh hưởng
Tất nhiên, Việt Nam nhiều lần khẳng định muốn giải quyết các xung đột, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng giới chuyên gia cho rằng nước này, với đặc thù có bờ biển dài và trữ lượng dầu khí dồi dào trong lòng biển, cảm thấy dễ bị thương tổn nhất về chiến lược trong lĩnh vực hải quân và đó là lý do Việt Nam muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh.
Ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn muốn mua thêm nhiều chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga.
Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất và có thể bảo vệ, hỗ trợ hải quân từ trên không.
AFP trích lời ông Bitzinger nói: "Việt Nam mong muốn nhất là tăng cường hiện diện của mình về quân sự."
Bưu điện Hoa Nam thì nói rằng ý định tìm cách quân bằng lại sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận cấp cao ở trong khu vực.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hồi tháng 10 đã nói một câu có tính khái quát cao, trong đó ông đặt câu hỏi về tính minh bạch trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tham gia.
Ông nói Mỹ sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu nếu không "đối trọng" lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi
Tướng Trung Quốc Xu Guangyu
"Tầm vóc của Trung Quốc khiến toàn bộ châu Á, kể cả Nhật Bản và Ấn Độ, đều không thể sánh được về sức nặng và năng lực với nước này, dù là 20 hay 30 năm nữa. Vậy cho nên chúng tôi cần nước Mỹ để đối trọng."
Thế còn Trung Quốc nói gì trước việc Việt Nam mua vũ khí của Nga?
Hãng AFP trích một quan chức giấu tên ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nói rằng cả Việt Nam, Nga và các nước khác trong khu vực đều "cần nghĩ tới hòa bình và hoà bình trong vùng Biển Đông".
Tờ Bưu điện Hoa Nam trích lời một vị tướng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc nay đã về hưu, ông Xu Guangyu, nói: "Đây không bất ngờ và cũng chẳng phải đe dọa cho Trung Quốc".
"Việt Nam có bờ biển dài và chúng tôi hiểu tại sao họ cần nâng cấp hạm đội. Có thể họ thấy nhu cầu cấp thiết hơn vì chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc."
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nước khác cũng bắt đầu nâng cấp hạm đội của mình. Đa phần hải quân các quốc gia trong khu vực đều làm thế cả và có thể hiểu được điều này."
Tướng Xu cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh.
"Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."


Gepard 3.9
Báo Nga cho biết thêm chi tiết về hai tàu chiến mà Nga đang thực hiện hợp đồng cho Hải quân Việt Nam.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ở Tatarstan đang đóng mới hai tàu tuần tra Gepard 3.9, giao hàng cả hai chiếc vào tháng 09/2010.
Tờ Izvestia cho hay tàu hộ tống Gepard-3.9 có khả năng tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Công nghệ tàng hình (Stealth technology) được sử dụng, giúp tàu này hiện diện tối thiểu trên màn hình radar của đối phương.
Hai tàu cho Hải quân Việt Nam là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.
Vũ khí của Gepard-3.9
Hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E.
Một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km.
Ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm.
Hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.
Nguyên mẫu của tàu mới này là tàu chiến Tatarstan, hiện đang là đơn vị chủ chốt trong Hạm đội Caspi của Hải quân Nga.
Thành tàu Gepard có 10 ngăn không thấm nước, phòng chống việc nước vào từng phần của tàu. Ngay cả khi hai ngăn bị ngập nước, tàu vẫn không bị chìm và vẫn có khả năng chiến đấu.
Tàu còn được trang bị hệ thống điều hòa không khí hiện đại để phục vụ thủy thủ đoàn trong điều kiện nhiệt đới nóng bức.
Gepard 3.9 dài 102 mét và lượng giãn nước 2.100 tấn. Tàu này có tốc độ đáng nể là 28 hải lý một giờ.
Tốc độ này có thể đạt được là nhờ các turbine dùng cả dầu diesel và khí gas, cho phép tàu có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ka-28 ASW.
Việt Nam và Nga đều không công bố chính thức trị giá hợp đồng hai chiếc Gepard này, thế nhưng có nguồn tin ước tính chúng vào khoảng 350 triệu đôla để đóng mới.
Xưởng Zelenodolsk trên sông Volga, ở cộng hòa Tatarstan, phục vụ cho Hải quân Nga và các tàu tuần tiễu xuất ra từ đây là lực lượng chính của Hạm đội Biển Caspi.
Tàu Gepard khi giao hàng sẽ trở thành vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam. Có tin Việt Nam cũng đang tìm cách tự đóng tàu này ở trong nước theo hướng dẫn của Nga.



Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng

Dương Danh Dy và Nguyễn Huy Hoàng

dịch và giới thiệu




Hoạt động quốc phòng sôi nổi của Việt Nam khiến Trung Quốc chú tâm
Thông tin Việt Nam tăng cường hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng thời gian gần đây không thể không thu hút chú ý của nước láng giềng Trung Quốc.

Diễn đàn Trung Hoa võng (China.com) ngày 11/12/2009 có bài tựa đề 'Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách –chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải' phản ánh một quan điểm về chủ đề này.


Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".

Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".

Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:

1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;

2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;

3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;

4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);

5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.

Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"

Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."



Chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc
Bài báo trên Trung Hoa võng nhận định rằng nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường".


Việt Nam đang củng cố quốc phòng
"Nếu thông qua thao túng chủ nghĩa dân tộc hoặc kích động được lòng hận thù dân tộc, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể trong thời gian ngắn động viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã chiến."

Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.

"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"

"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"

Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.

Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".

Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.

Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.

"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."

Thương lái chiến tranh

Bài trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".

"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."

Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh. Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng.
"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."

Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.

"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."

Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.

"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."

"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."

Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".

"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."


Saturday, November 14, 2009

Hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7




Nhận dạng tử thần : Hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7

Khai hoả 589 lần, trúng đích 204 lần các mục tiêu trên không gồm các loại phi cơ của Không Quân Mỹ và VNCH từ năm 1972-1975, tỉ lệ hiệu quả khoảng 1/3, so sánh với các con số như trong cuộc chiến Trung Đông từ 1969 đến 1970 quân đội Ai Cập khai hỏa 99 lần và trúng 36 phi cơ chiến đấu của Israel (tỉ lệ khoảng 1/3) hay vào năm 1974 quân đội Syrie đã hạ gục 11 chiếc của Israel đã phản ảnh một điều: SA-7 quả thật có khả năng hạ bất cứ phi cơ nào trong tầm, nhất là trong các cuộc chiến du kích vì tính nhỏ gọn, cơ động.
Chúng ta chỉ nghe nói về loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 khi về Phi Đoàn cũng như được chỉ dẫn một vài phương cách đối phó, tuy nhiên vẫn chưa có hân hạnh "nếm" qua trên chiến trường, một sự mai mắn lớn. SA-7, nỗi kinh hoàng trên không của những Pilot VNCH trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN trước đây, đã gây nhiều thiệt hại cho không quân VNCH, nhất là ngành trực thăng với cao độ và tốc độ đều nằm trong tầm phóng lý tưởng của loại hỏa tiễn tầm nhiệt cá nhân nầy. Với tốc độ trung bình của trực thăng khoảng 120 knots (khoảng 220 km/h) so với tốc độ mach 1.25 của SA-7, dù phi hành đoàn có cảnh giác cao độ, khi cặp mắt nhìn thấy làn chớp xanh lóe lên thì hỏa tiễn đã đến nơi. Một loạt các biện pháp để đối phó như xử dụng flare làm mục tiêu giả, thay đổi hướng bay, cao độ...nhưng đáng kể nhất là việc tân trang đời UH-1H với ống thoát hơi phản lực hướng lên main rotor để lấy sức cánh quạt thổi hơi thoát làm giảm đi sức nóng tập trung có thể làm mồi cho SA-7.

Đến hôm nay SA-7 vẫn còn được xử dụng tại một số chiến trường, dĩ nhiên với nhiều cải tiến đáng sợ hơn. Xin góp nhặt một số chi tiết cống hiến cùng các bạn.


Mang ký hiệu "SA-7 Grail" của khối NATO để chỉ loại hỏa tiễn địa không "Strela-2" cùa Nga, ký hiệu 9K32, chúng ta quen gọi là hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, là loại hỏa tiễn cá nhân rất cơ động, có thể khai hỏa trên vai người lính bộ binh, được điều khiển bằng tia hồng ngoại, tương tự như loại hỏa tiễn FIM-43 Redeye của Hoa Kỳ. Được chế tạo tại Nga vào năm 1968, tuy nhiên bộ phận dò tìm hồng ngoại không được chính xác lắm và thường bị lạc hướng do mặt trời hay các nguồn nóng khác từ mặt đất. Vào năm 1972 Strela-2 được thay thế bởi Strela-2M tức loại SA-7B theo codename của NATO (GRAU-index 9K32M) với sự nhiều cải tiến về vận hành, tốc độ nhanh và tầm hoạt động hiệu quả hơn, cũng như thay thế bộ phận dò tìm IR mới.
"Dàn" SA-7 bao gồm một hỏa tiễn 9M32 hoặc 9M32M, một ống phóng với bộ phận nhắm, bộ phận kích hỏa điện tử (9P54 hay 9P54M) với tay cầm và một battery nhiệt điện. Ngoài ra còn có một bộ phận nhận tín hiệu IFF ( Identification Friend or Foe) được gắn vào helmet của người bắn để có thể nhận dạng mục tiêu bạn và thù và antene nhận tín hiệu bằng âm thanh được gắn vào ống nghe của xạ thủ để dò kiếm và nhắm mục tiêu.
Hỏa tiễn chỉ cần 6 giây để sẵn sàng khai hỏa: Sau khi mở contact điện, xạ thủ theo dõi mục tiêu với ống nhắm và bóp cò. Ngay lập tức bộ phận dò tìm của hỏa tiễn được khởi động và nhắm bắt mục tiêu. Một khi tín hiệu nhận về đủ mạnh và tốc độ góc nằm trong tầm, một đèn đỏ báo hiệu bật sáng với một tín hiệu kéo dài. Xạ thủ sẽ phải giữ đúng mục tiêu trong vòng 0,8 giây cho đến khi hỏa tiễn khai hỏa. Nếu mục tiêu nhắm bị sai lệch hay mất đi xa thủ sẽ nhận tín hiệu khác đi và sẽ phải nhắm bắt mục tiêu lại.
SA-7 có 4 tầng: tầng đầu là đầu dò tìm, tầng thứ 2 có cánh lái để điều khiển hướng bay (bằng cách thay đổi góc của cánh lái) mang chất nổ, tầng thứ 3 là động cơ chính chứa nhiên liệu đặc, tầng cuối cùng là động cơ khởi động. Phần cuối của hỏa tiễn có các cánh ổn định.
Đầu tiên, tầng cuối cùng (booster-Motor) trong ống phóng khai hỏa và đẩy hỏa tiễn ra với tốc độ 30 m/s và xoay 20 vòng mỗi giây (20 U/s). Sau khi rời ống phóng, các cánh bình ổn trước và sau xòe ra khoảng 30 cm, đồng thời bộ phận tự hủy cũng khởi động và hỏa tiễn sẽ phát nổ sau 17 giây nếu không tìm được mục tiêu để tránh thiệt hại dưới đất. Ngay sau khoảng 0,3 giây với khoảng cách 5 m, động cơ hỏa tiễn khai hỏa đẩy vận tốc tăng lên 430 m/s (Mach 1,25 ) và sau khỏang 120 m thì chốt an toàn cuối cùng tự mở, hỏa tiễn sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Bộ phận dò tìm ở tầng đầu hỏa tiễn xử dụng cơ phận bán dẫn có phản ứng với tia hồng ngoại có làn sóng cực ngắn 0,2 đến 1,5 µm. Khi bắt gặp mục tiêu trong tầm dò tìm, hỏa tiễn tự động điều chỉnh hướng chính xác và lao vào mục tiêu, chất nổ chứa trong khoang thứ nhì sẽ nổ tung khi va chạm. Mặc dù nó không thể phá hủy hoàn toàn phi cơ nhưng gây thiệt hại nặng và nếu trúng vào chỗ "nhược" như bình xăng, cánh lái hay động cơ, cánh quạt...thì kể như "đi không ai tìm xác rơi".

Đặc tính kỷ thuật: 9K32M Strela-2M

Tốc độ: 430 m/s - Mach 1.25
Tầm hoạt động: 800 - 4200 m
Cao độ: 30 - 2300 m
Động cơ: nhiên liệu đặc
Trọng lượng: 9.15 kg
Ống phóng : 4.17kg
Chất nổ: 1,8 kg HTA
Chiều dài: 1,438 m
Đường kính: 72 mm
Cánh : 30 cm
Hệ thồng hướng dẫn : Infra-red passive homing
Bộ phận tự hủy : 14 - 17 second delay self-destruct


Xử dụng:

Vào thời chiến tranh lạnh, quân đội Sô Viết được trang bị hỏa tiễn SA-7 rộng rãi cùng với các nước trong khối Varsovie với nhiều thay đổi và cải tiến. Nhiều quốc gia vẫn còn xử dụng cho đến hôm nay.
Như trên đã đề cập, SA-7 cũng được xử dụng nhiều trong các cuộc chiến như Trung Đông, Việt Nam...(xem bảng số liệu từ http://en.wikipedia.org/wiki/Strela_2) nhưng nguy hiểm nhất là một số vẫn đang còn trong tay bọn khủng bố.
Tháng 11. 2002 một chiếc Boeing 757 của hãng hàng không Do Thái El Al chở đầy hành khách mai mắn thoát khỏi tai họa do hỏa tiễn SA-7 chỉ trong gan tấc. Bọn khủng bố có lẽ trong vội vàng đã khai hỏa 2 hỏa tiễn SA-7 mà không kịp chờ đến khi phi cơ bay ngang tầm để nhắm vào tia phụt hậu của động cơ và nhờ thế, đầu dò tìm của hỏa tiễn không thể nhắm bắt mục tiêu và chệch đường nổ tung, âu cũng là phước lớn.
Cũng trong năm 2002 theo nguồn tin của Irak, một pilot MiG-23ML của không quân Irak trở cờ tấn công vào dinh Tổng Thống Irak lúc đó là Saddam Hussein, quân phòng ngự đã bắn hạ chiếc MiG-32 nầy với một SA-7 !
Ngày 2 tháng 11. 2003 một chiếc Chinook CH-47 của quân đội Mỹ bị trúng phải 2 trái SA-7 tại Fallujah, Irak làm 15 binh sĩ thiệt mạng.

Các quốc gia đang xử dụng:

Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Armenia, Botswana, Benin, Bulgaria, Burkina Faso, Cambodia, People's Republic of China, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Czechoslovakia, Egypt, Ethiopia, Finland (Withdrawn from service), East Germany, Germany (former East German Army assets), Ghana, Guinea-Bissau, Hungary, Indonesia, India (being withdrawn from service), Iraq, Iran (passed to Hezbollah), Kuwait, Laos. Lebanon. Libya, Macedonia, Mauritania, Morocco, Mozambique, Nicaragua, North Korea, Pakistan, Peru, Poland, Romania, Sierra, Serbia, Slovakia, Slovenia (in reserve), Somaliland, South Yemen, Soviet Union, Sudan, Syria, Tanzania, Ukraine, Vietnam, Yugoslavia, Zambia, Zimbabwe, Tamil Eelam. Many other countries, along with numerous Terrorist and Paramilitary groups.

Tuesday, November 10, 2009

DOUGLAS B-26B IN VIETNAM

After the end of the Korean War, the B-26B was gradually replaced by newer and more advanced aircraft. By the late 1950s, the B-26 was only used for liaison missions, such as staff transport . However, with the continuing internal problems in South Vietnam combined with the increasing activities of the North Vietnam sponsored Viet Cong, President Kennedy decided to provide military assistance to South Vietnam. The initial stated purpose of U.S. involvement was to provide advisors and training in support of counter insurgency operations. The USAF's 4410th Combat Crew Training Squadron (CCTS) was assigned to this mission. B-26s were pulled from storage and readied for reconnaissance and combat duties before being sent to Vietnam. The first aircraft began arriving in late 1961 as part of Operation Farm Gate. These aircraft initially had South Vietnamese markings and were designated RB-26s, but were fully combat capable. The South Vietnamese training mission was only a minor part of Farm Gate and nearly all missions were flown by USAF crews occasionally accompanied by a South Vietnamese crew member. Counter insurgency operations continued while the 4410th CCTS mission gradually expanded to include some close air support and escort duties. For example, the B-26 was used to escort
C-123s flying Operation Ranch Hand defoliation missions. When two B-26s crashed because of structural failures, the aircraft were withdrawn from combat in 1964. For the B-26B, this was the end of its combat service. An improved and rebuilt version of the B-26 would return to Vietnam for combat duty in the late 1960s. This aircraft was initially designated B-26K and later re-designated A-26A.
Type
Number built/converted
Remarks
B-26B*
1,355**
Light Attack Bomber*The A-26B was re-designated B-26B in 1948 after the USAF dropped the attack designation **1355 A-26Bs built and accepted by the Army Air Force; however, at least 25 more were completed but never delivered to the AAF. These aircraft (on canceled contract AC-21393) were direct delivered from the factory to the Kingman reclamation center (RFC) beginning in October 1945. Known serial numbers are 44-34754 to 44-34775; 44-34777 to 44-34779. (Source: Individual Aircraft Record Cards stored at the AFHRA)TECHNICAL NOTES (Typical for late block B-26B): Armament: Two .50-cal. machine guns in a dorsal barbette, two .50-cal. machine guns in a ventral barbette (sometimes omitted in favor of an extra fuel cell), eight forward-firing .50-cal. machine guns in the nose and six .50-cal. machine guns in the wings, plus provisions for 6,000 lbs. of bombs (4,000 lbs. internal and 2,000 lbs. external on wing racks), 14 5-inch rockets could be carried in place of the wing-mounted bombsEngines: Two
Pratt & Whitney R-2800-27 (or -71 or -79) radials of 2,000 hp eachMaximum speed: 322 mph Cruising speed: 278 mph Range: 2,900 miles maximum ferry range Service ceiling: 24,500 ft. Span: 70 ft. 0 in. Length: 50 ft. 8 in. Height: 18 ft. 6 in. Weight: Approx. 41,800 lbs. gross takeoff weight Crew: Three (pilot, navigator, gunner) Serial numbers: 41-39100 to 41-39151; 41-39153 to 41-39192; 41-39194; 41-39196 to 41-39198; 41-39201 to 41-39599; 43-22252 to 43-22303; 43-22305 to 43-22307; 43-22313 to 43-22345; 43-22350 to 43-22466; 44-34098 to 44-34753 Click here to return to the Attack Aircraft index.
Inside the Museum
Search
function clearKeywords(obj)
{
if (obj.value == 'search fact sheets')
obj.value = '';
}


Advanced Search

View All RSS
Aircraft

Categories
Museum Fact Sheets Museum Exhibits Online Historical References
Museum Foundation
Foundation Membership Gift Shop IMAX Theatre Valkyrie Cafe
Related Links
U.S. Air Force Dept. of Defense Air Force Materiel Command Wright-Patterson AFB AF Historical Research Agency National Archives National Aviation Heritage Area Aviation Museums
Connect

The Official Web Site of National Museum of the USAF
Site Map Contact Us Questions Security and Privacy notice FOIA Disclaimer



F-5 A-E NORTHROP





The F-5 is a supersonic fighter combining low cost, ease of maintenance and great versatility. More than 2,000 F-5 aircraft have been procured by the USAF for use by allied nations. The F-5, which resembles the USAF Northrop T-38 trainer, is suitable for various types of ground-support and aerial intercept missions, including those which would have to be conducted from sod fields in combat areas.


The F-5 first flew on July 30, 1959, and deliveries to the Tactical Air Command for instructing foreign pilots began in April 1964. Pilots from Iran and South Korea were the first to be trained in the F-5, followed by pilots from Norway, Greece, Taiwan, Spain and other Free World nations that have adopted the F-5. A two-place combat trainer version, the F-5B, first flew in February 1964. In 1966-1967, a USAF squadron of F-5s flew combat missions in Southeast Asia for operational evaluation purposes.

The National Museum of the United States Air Force has a YF-5A on display in its Modern Flight Gallery.


Type Number built/
converted Remarks
YF-5A 3 Prototype
F-5A 621 Lightweight fighter
RF-5A 89 Photo-recon A model
F-5B 134 Two-seat trainer
F-5E 1,144 Improved A model
RF-5E * Photo-recon E model
F-5F 233 Two-seat trainer
F-5G * Norwegian A model
RF-5G * Photo-recon G model; from RF-5A



Notes:
* = not used by USAF
- CF-5A and B were built in Canada for the Canadian Air Force.
- NF-5A and B were Royal Netherlands Air Force aircraft.
- SF-5A and B (C-9/CE-9) were CASA built aircraft for the Spanish Air Force.
- The RF-5E photo-reconnaissance variant was known as the "Tiger Eye."
- The F-5G was the Royal Norwegian Air Force variant of the F-5A known as the "Tiger Shark."
- The RF-5G was the Royal Norwegian Air Force variant of the RF-5A.



TECHNICAL NOTES (F-5A):
Armament: Two 20mm cannons, rockets, missiles and 5,500 lbs. of bombs externally
Engines: Two General Electric J85s of 4,080 lbs. thrust each with afterburner
Maximum speed: 925 mph
Cruising speed: 575 mph
Range: 1,100 miles
Service ceiling: 50,700 ft.
Span: 25 ft. 10 in.
Length: 47 ft. 2 in.
Height: 13 ft. 6 in.
Weight: 20,576 lbs. loaded



NORTHROP F-5 TIGER II


The F-5E Tiger II was a greatly improved version of the earlier F-5A Freedom Fighter. Redesigned as a highly maneuverable, lightweight and inexpensive air superiority fighter, the E model featured an air-to-air fire control radar system and a lead computing gunsight. More powerful J85 engines required the fuselage to be both widened and lengthened. The forward wing root was redesigned to give the "Tiger II" wing its characteristic triple delta shape. The first flight of the F-5E was on Aug. 11, 1972. The first USAF unit to receive the aircraft was the 425th TFS at Williams Air Force Base, Ariz., responsible for training foreign pilots in the F-5 aircraft. The most well-known use of the "Tiger II" was as an aggressor aircraft at the USAF Fighter Weapons School, Nellis Air Force Base, Nev. The aggressor pilots of the 64th Fighter Weapons Squadron were trained in Soviet tactics and used the Es to similate MiG-21s for training USAF pilots in aerial combat skills. Eventually, aggressor squadrons were formed at RAF Alconbury, U.K., and Clark AB, PI, for training USAF pilots stationed overseas along with pilots of friendly foreign nations.


Type Number built/
converted Remarks
YF-5A 3 Prototype
F-5A 621 Lightweight fighter
RF-5A 89 Photo-recon A model
F-5B 134 Two-seat trainer
F-5E 1,144 Improved A model
RF-5E * Photo-recon E model
F-5F 233 Two-seat trainer
F-5G * Norwegian A model
RF-5G * Photo-recon G model; from RF-5A


Notes:
* = not used by USAF
- CF-5A and B were built in Canada for the Canadian Air Force.
- NF-5A and B were Royal Netherlands Air Force aircraft.
- SF-5A and B (C-9/CE-9) were CASA built aircraft for the Spanish Air Force.
- The RF-5E photo-reconnaissance variant was known as the "Tiger Eye."
- The F-5G was the Royal Norwegian Air Force variant of the F-5A known as the "Tiger Shark."
- The RF-5G was the Royal Norwegian Air Force variant of the RF-5A.

TECHNICAL NOTES (F-5E):
Armament: Two M-39 20mm cannons, rockets, missiles and 5,500 lbs. of bombs externally
Engines: Two General Electric J85-GE-21s of 5,000 lbs. thrust each with afterburner
Maximum speed: 1.63 mach at 36,000 ft. (1,050 mph)
Cruising speed: 650 mph
Range: 2,300 miles (maximum with external fuel tanks)
Service ceiling: 50,700 ft.
Span: 26 ft. 8 in.
Length: 48 ft. 2 in.
Height: 13 ft. 4 in.
Weight: 24,675 lbs. maximum takeoff weight

A-37A, A-37B CESSNA


CESSNA A-37 DRAGONFLYhttp://www.nationalmuseum.af.mil/factsheets/factsheet.asp?id=326

From 1964-1966, the U.S. Air Force evaluated two modified T-37 trainers, designated YAT-37Ds, as prototypes for a counter-insurgency (COIN) attack/reconnaissance aircraft to use in Southeast Asia. Following this evaluation, the USAF contracted Cessna to modify 39 T-37Bs into A-37As in 1967. Later that year, the USAF sent 25 A-37As, nicknamed "Super Tweets," to Southeast Asia for combat evaluation under the name Combat Dragon. These aircraft primarily flew close air support, night interdiction and forward air control missions in South Vietnam and southern Laos.

Based on the successful results of Combat Dragon, the USAF order newly built A-37Bs, which had cockpit armor, more powerful engines, redundant flight controls, provision for aerial refueling and a strengthened airframe. Of the 577 A-37Bs built, the USAF provided 254 to the South Vietnamese Air Force (VNAF) to replace their aging A-1 Skyraiders. Although the A-37B served with the USAF for only a short period, a number of A-37Bs remained in use with the Air Force Reserve and Air National Guard as observation/flight attack aircraft until the last one was retired in 1992.

The aircraft on display was one of the two prototype YAT-37Ds evaluated by the USAF. It was retired to the museum in December 1964. However, it was recalled to active service in August 1966 for final design testing of the urgently needed A-37 attack aircraft. This aircraft retired to the museum for a second time in July 1970 as the YA-37A.

TECHNICAL NOTES:
Armament: One 7.62mm minigun and 3,000 lbs. maximum of bombs, rockets and/or missiles
Engines: Two 2,400-lb. thrust General Electric J85s
Maximum speed: 485 mph
Cruising speed: 425 mph
Range: 270 miles with 3,000 lb. load
Ceiling: 36,000 ft.
Span: 35 ft. 10 in.
Length: 29 ft. 4 in.
Height: 8 ft. 2 in.
Weight: 11,700 lbs. maximum
Serial number: 62-5951  



 Cessna A-37A (S/N 67-14514) at Bien Hoa Air Base on Aug. 16, 1967. (U.S. Air Force photo)

 Cessna A-37A (S/N 67-14504) at Bien Hoa Air Base, South Vietnam. (U.S. Air Force photo)

 Cessna A-37A in flight. (U.S. Air Force photo)

Cessna A-37A of the 8th Tactical Fighter Wing over Vietnam in September 1972. 
(U.S. Air Force photo)

Cessna A-37A (S/N 67-14516) firing rockets while in flight in Vietnam. (U.S. Air Force photo)

Cessna A-37A
Cessna A-37A at Bien Hoa Air Base, South Vietnam, in August 1967. (U.S. Air Force photo)              



 


On Aug. 23, 1966, the USAF directed the establishment of a program to evaluate the A-37 in a combat environment. The project was named "Combat Dragon" and was designed to test the effectiveness of the A-37 in Close Air Support, counterinsurgency and escort missions in Vietnam. Besides testing the aircraft operationally, the project was also used to evaluate the maintenance, supply and manpower requirements. The Tactical Fighter Weapons Center directed the program and established a 350-man squadron with 25 A-37As at England Air Force Base, La. in early 1967. The unit was designated as the 604th Air Commando Squadron. Initial instructor pilot training began on March 29, 1967. Initial operations and combat orientation started on May 1. Phase I of Combat Dragon was done between June 19 and July 16, 1967 at England Air Force Base. Phase I measured data collection and analysis procedures to be used during the actual combat evaluation, train the A-37A pilots, establish a bombing and gunnery baseline and identify and fix problems with the aircraft.

The 604th ACS was moved to Bien Hoa Air Base, South Vietnam, between July 17 and Aug. 14, 1967. Phase II of Combat Dragon began on Aug. 15 and ended on Sept. 6. This phase of the project was used to familiarize the pilots was the operational areas of Vietnam and Laos. The data collection and evaluation system was also refined using forms and methods already in use in Southeast Asia. Phase III of Combat Dragon began on Sept. 7 and the first actual ground strike missions were flown. Phase III operations continued until Oct. 27. Phase IV of Combat Dragon was done between Oct. 28 and 30 and tested accelerated (maximum sortie generation) mission scheduling. Phase V began on Nov. 1 and tested the ability of the aircraft to operate from a forward operating location. Seven aircraft were deployed to Pleiku Air Base and flew combat mission through Dec. 2. The remaining 18 aircraft remained at Bien Hoa Air Base and flew normal (Phase III) combat strike missions.

The 604th ACS flew about 5,000 training and combat sorties during the five phases of the Combat Dragon project. During Phase III each aircraft averaged between three and four missions every two days. During Phase IV, the maximum sortie rate reached 6.3 missions per day per aircraft. During Phase V, three new missions were flown: Forward Air Control, armed reconnaissance and night interdiction. In addition to missions with South Vietnam, Phase V missions were flown in southeast Laos in the Tigerhound areas.

The operational test phases of the Combat Dragon project were concluded in early December 1967, and the evaluation team returned to the United States to finish data analysis and make recommendations. During combat operations, Combat Dragon A-37As flew 4,463 sorties and dropped over 19,000 pieces of ordnance during the 107 day evaluation period. The team found the maintenance requirements of the A-37A to be lower than expected. The size of the squadron was acceptable for Phase III sortie rates, but would have to be increased for higher rates (i.e. there weren't enough pilots, crew chiefs and maintenance personnel to support high sortie generation rates). The A-37A was dependable and easy to maintain, so logistics and supply issues were not a major concern. The A-37A was judged to be an effective ground attack aircraft in the South Vietnam and Tigerhound areas (combat radius to 240 nm maximum). The A-37A was also an adequate Close Air Support aircraft; however, the low wing and limited right aft quadrant visibility when an observer wasn't flying (normally only a pilot flew) in the cockpit's right seat. One major problem identified involved the lack of fuel quantity gauges for the wingtip tanks and external drop tanks carried. For long duration missions, the pilot ran a significant risk of running out of fuel. Overall, the A-37A was judged an effective weapons system and full scale production of the A-37B proceeded based in part on the recommendations of the Combat Dragon team.

The YA-37A was permanently retired to the National Museum of the United States Air Force in July 1970 and remains on display in the Modern Flight Gallery.
Type Number built/
converted Remarks
YA-38A 2 COIN Prototype
A-37A 39 Attack conversion of T-37B
A-37B 577 Improved A-37A


TECHNICAL NOTES:
Armament: One GAU-2/A 7.62mm Gatling gun, plus 6,000 lbs. (800 lbs. on each of the inboard pylons, 600 lbs. on the middle two pylons and 500 lbs. on the outboard pylon) of mixed ordnance on eight hardpoints, including additional gun pods, high-explosive bombs, fire bombs, rockets, grenades and/or missiles
Engines: Two General Electric J85-GE-17/A axial flow turbojets of 2,400 lbs. thrust each (engines had 2850 lbs. maximum thrust but were derated to 2,400 lbs. thrust for the A-37A)
Maximum speed: 407 knots at 17,000 ft., maximum power
Cruising speed: Approx. 300 knots
Range: 1,180 nautical miles with 846.7 gallons of fuel at 301 knots average in 3.96 hours at 12,130 lbs. takeoff weight
Combat radius: 129 nautical miles with 3,646 lb. payload at 258 knots avg. in 1.3 hours
Service ceiling: 43,980 ft., 500 fpm, combat weight, maximum thrust
Span: 38 ft. 5 in.
Length: 29 ft. 4 in.
Height: 9 ft. 6 in.
Weight: 13,500 lbs. gross weight
Crew: Two



Serial numbers: (YA-37A) 62-5950 and 62-5951; (A-37A) 67-14503 to 67-14541; (A-37B) 67-14776 to 67-14823; 67-22483 to 67-22491; 68-7911 to 68-7980; 68-10777 to 68-10827; 69-6334 to 69-6446; 70-1277 to 70-1312; 71-790 to 71-854; 71-858 to 71-873; 71-1409 to 71-1416; 73-1056 to 73-1115; 73-1654 to 73-1658; 74-998 to 74-1013; 74-1694 to 74-1723; 75-374 to 75-385; 75-410 to 75-417; 75-424 to 75-441; 75-669 to 75-680

CESSNA A-37B

The A-37B was an improved version of the A-37A. One improvement was the installation of fully rated J85 jet engines capable of producing 2,850 pounds of thrust at maximum power. The J85 engines fitted to the A model Dragonfly were derated to 2,400 pounds thrust maximum. Another major difference was the inclusion of an in flight refueling (IFR) system with the refueling probe fitted to the nose of the aircraft. The A-37B used the probe and drogue method of IFR rather than the boom and receptacle method normally used on USAF fixed wing aircraft. The increased thrust of the engines gave the aircraft a maximum gross takeoff weight of 14,000 pounds. The use of the IFR system allowed the aircraft to fly with a maximum gross weight of 15,000 pounds -- the aircraft would takeoff with a heavy load of ordnance and limited fuel, conduct an IFR, then proceed on its mission. Other changes included improvements in the gun system: a selectable firing rate of 3,000 or 6,000 rounds per minute; an upgraded optical gun site; a nose mounted gun camera; and a strike camera mounted in the lower center fuselage. The control system also had some improvements: redundant control cables to the rudder and elevators and aileron boost tabs.

Cessna built a total of 577 A-37Bs. The aircraft was used for a relatively short period by the USAF; however, many aircraft had long service lives flying for the Air Force Reserves and Air National Guard. The United States also supplied many aircraft to foreign countries including South Vietnam during the late 1960s and early 1970s. The 4532nd Combat Crew Training Squadron at England Air Force Base in Louisiana initially trained over 100 South Vietnamese Air Force pilots. Each VNAF student received 112 hours of ground instruction and 85 hours of flight training. After training was completed, the VNAF pilots returned to Vietnam to fly A-37s supplied under the U.S. Military Assistance Program. South Vietnam had 10 squadrons of A-37s at peak strength during the early 1970s.

Type Number built/
converted Remarks
YA-38A 2 COIN Prototype
A-37A 39 Attack conversion of T-37B
A-37B 577 Improved A-37A


TECHNICAL NOTES:
Armament: One GAU-2/A 7.62mm Gatling gun with 1,500 rounds of ammunition, plus 6,000 lbs. (800 lbs. on each of the inboard pylons, 600 lbs. on the middle two pylons and 500 lbs. on the outboard pylon) of mixed ordnance on eight hardpoints, including additional gun pods, high-explosive bombs, fire bombs, rockets, grenades and/or missiles (note that the aircraft rarely flew with more than 4,000 lbs. of ordnance)
Engines: Two General Electric J85-GE-17/A axial flow turbojets of 2,850 lbs. thrust each
Maximum speed: 416 knots at 15,500 ft., maximum power
Cruising speed: Approx. 260 knots
Range: 808 nautical miles with 847 gallons of fuel at 257 knots average in 3.14 hours at 12,736 lbs. takeoff weight
Combat radius: 140 nautical miles with 3,152 lbs. payload at 259 knots avg. in 1.38 hours
Service ceiling: 25,000 ft. operational limit (cockpit not pressurized)
Span: 38 ft. 5 in.
Length: 29 ft. 4 in. (31 ft. 10 in. including refueling boom)
Height: 9 ft. 6 in.
Weight: 14,000 lbs. gross weight (15,024 lbs. after in flight refueling)
Crew: Two (usually flown with just a pilot in the left seat)


Serial numbers: (YA-37A) 62-5950 and 62-5951; (A-37A) 67-14503 to 67-14541; (A-37B) 67-14776 to 67-14823; 67-22483 to 67-22491; 68-7911 to 68-7980; 68-10777 to 68-10827; 69-6334 to 69-6446; 70-1277 to 70-1312; 71-790 to 71-854; 71-858 to 71-873; 71-1409 to 71-1416; 73-1056 to 73-1115; 73-1654 to 73-1658; 74-998 to 74-1013; 74-1694 to 74-1723; 75-374 to 75-385; 75-410 to 75-417; 75-424 to 75-441; 75-669 to 75-680

Saturday, November 7, 2009

UH-1 Iroquois Bell

UH-1C "Huey".

________________________________________

The Bell Helicopter Textron UH-1 Iroquois, commonly (or officially in the United States Marine Corps) known as the "Huey", is a multipurpose military helicopter, famous for its use in the Vietnam War. The "U" stands for utility, in contrast to attack or cargo helicopters.


The UH-1 was developed from 1955 US Army trials with the Bell Model 204. The initial designation of HU-1 (helicopter utility) led to its nickname, Huey. It was first used by the military in 1959 and went into tri-service production in 1962 as the UH-1. The last were produced in 1976 with more than 16,000 made in total, of which about 7,000 saw use during the Vietnam War.


In Vietnam, 2,202 Huey pilots were killed and approximately 2,500 aircraft were lost, roughly half to combat and the rest to operational accidents.



Specifications (UH-1D)



General characteristics


• Crew: 1-4


• Capacity: 3,880 lb including 14 troops, or 6 stretchers, or equivalent cargo


• Length: 57 ft 1 in with rotors (17.4 m)


• Fuselage width: 8 ft 7 in (2.6 m)


• Rotor diameter: 48 ft 0 in (14.6 m)


• Height: 14 ft 5 in (4.4 m)


• Empty weight: 5,215 lb (2,365 kg)


• Loaded weight: 9,040 lb (4,100 kg)


• Max takeoff weight: 9,500 lb (4,310 kg)


• Powerplant: 1× Lycoming T53-L-11 turboshaft, 1,100 shp (820 kW)


Performance


• Maximum speed: 135 mph (220 km/h)


• Cruise speed: 125 mph (205 km/h)


• Range: 315 mi (510 km)


• Service ceiling: 19,390 ft (Dependent on environmental factors such as weight, outside temp., etc) (5,910 m)


• Rate of climb: 1,755 ft/min (8.9 m/s)


• Power/mass: 0.15 hp/lb (0.25 kW/kg)


Armament


Variable, but may include a combination of:


• 2x 7.62 mm M60 machine gun, or 2x 7.62 mm GAU-17/A machine gun


• 2x 7-round or 19-round 2.75 in (70 mm) rocket pods


• 2x 7.62 mm Rheinmetall MG3 (German Army and German Luftwaffe)


For information on US armament systems see:


Main article: U.S. Helicopter Armament Subsystems



________________________________________

Sources:

Wikipedia: UH-1 Iroquois "Huey"