Nhận dạng tử thần : Hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7
Khai hoả 589 lần, trúng đích 204 lần các mục tiêu trên không gồm các loại phi cơ của Không Quân Mỹ và VNCH từ năm 1972-1975, tỉ lệ hiệu quả khoảng 1/3, so sánh với các con số như trong cuộc chiến Trung Đông từ 1969 đến 1970 quân đội Ai Cập khai hỏa 99 lần và trúng 36 phi cơ chiến đấu của Israel (tỉ lệ khoảng 1/3) hay vào năm 1974 quân đội Syrie đã hạ gục 11 chiếc của Israel đã phản ảnh một điều: SA-7 quả thật có khả năng hạ bất cứ phi cơ nào trong tầm, nhất là trong các cuộc chiến du kích vì tính nhỏ gọn, cơ động.
Chúng ta chỉ nghe nói về loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 khi về Phi Đoàn cũng như được chỉ dẫn một vài phương cách đối phó, tuy nhiên vẫn chưa có hân hạnh "nếm" qua trên chiến trường, một sự mai mắn lớn. SA-7, nỗi kinh hoàng trên không của những Pilot VNCH trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN trước đây, đã gây nhiều thiệt hại cho không quân VNCH, nhất là ngành trực thăng với cao độ và tốc độ đều nằm trong tầm phóng lý tưởng của loại hỏa tiễn tầm nhiệt cá nhân nầy. Với tốc độ trung bình của trực thăng khoảng 120 knots (khoảng 220 km/h) so với tốc độ mach 1.25 của SA-7, dù phi hành đoàn có cảnh giác cao độ, khi cặp mắt nhìn thấy làn chớp xanh lóe lên thì hỏa tiễn đã đến nơi. Một loạt các biện pháp để đối phó như xử dụng flare làm mục tiêu giả, thay đổi hướng bay, cao độ...nhưng đáng kể nhất là việc tân trang đời UH-1H với ống thoát hơi phản lực hướng lên main rotor để lấy sức cánh quạt thổi hơi thoát làm giảm đi sức nóng tập trung có thể làm mồi cho SA-7.
Đến hôm nay SA-7 vẫn còn được xử dụng tại một số chiến trường, dĩ nhiên với nhiều cải tiến đáng sợ hơn. Xin góp nhặt một số chi tiết cống hiến cùng các bạn.
Mang ký hiệu "SA-7 Grail" của khối NATO để chỉ loại hỏa tiễn địa không "Strela-2" cùa Nga, ký hiệu 9K32, chúng ta quen gọi là hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, là loại hỏa tiễn cá nhân rất cơ động, có thể khai hỏa trên vai người lính bộ binh, được điều khiển bằng tia hồng ngoại, tương tự như loại hỏa tiễn FIM-43 Redeye của Hoa Kỳ. Được chế tạo tại Nga vào năm 1968, tuy nhiên bộ phận dò tìm hồng ngoại không được chính xác lắm và thường bị lạc hướng do mặt trời hay các nguồn nóng khác từ mặt đất. Vào năm 1972 Strela-2 được thay thế bởi Strela-2M tức loại SA-7B theo codename của NATO (GRAU-index 9K32M) với sự nhiều cải tiến về vận hành, tốc độ nhanh và tầm hoạt động hiệu quả hơn, cũng như thay thế bộ phận dò tìm IR mới.
"Dàn" SA-7 bao gồm một hỏa tiễn 9M32 hoặc 9M32M, một ống phóng với bộ phận nhắm, bộ phận kích hỏa điện tử (9P54 hay 9P54M) với tay cầm và một battery nhiệt điện. Ngoài ra còn có một bộ phận nhận tín hiệu IFF ( Identification Friend or Foe) được gắn vào helmet của người bắn để có thể nhận dạng mục tiêu bạn và thù và antene nhận tín hiệu bằng âm thanh được gắn vào ống nghe của xạ thủ để dò kiếm và nhắm mục tiêu.
Hỏa tiễn chỉ cần 6 giây để sẵn sàng khai hỏa: Sau khi mở contact điện, xạ thủ theo dõi mục tiêu với ống nhắm và bóp cò. Ngay lập tức bộ phận dò tìm của hỏa tiễn được khởi động và nhắm bắt mục tiêu. Một khi tín hiệu nhận về đủ mạnh và tốc độ góc nằm trong tầm, một đèn đỏ báo hiệu bật sáng với một tín hiệu kéo dài. Xạ thủ sẽ phải giữ đúng mục tiêu trong vòng 0,8 giây cho đến khi hỏa tiễn khai hỏa. Nếu mục tiêu nhắm bị sai lệch hay mất đi xa thủ sẽ nhận tín hiệu khác đi và sẽ phải nhắm bắt mục tiêu lại.
SA-7 có 4 tầng: tầng đầu là đầu dò tìm, tầng thứ 2 có cánh lái để điều khiển hướng bay (bằng cách thay đổi góc của cánh lái) mang chất nổ, tầng thứ 3 là động cơ chính chứa nhiên liệu đặc, tầng cuối cùng là động cơ khởi động. Phần cuối của hỏa tiễn có các cánh ổn định.
Đầu tiên, tầng cuối cùng (booster-Motor) trong ống phóng khai hỏa và đẩy hỏa tiễn ra với tốc độ 30 m/s và xoay 20 vòng mỗi giây (20 U/s). Sau khi rời ống phóng, các cánh bình ổn trước và sau xòe ra khoảng 30 cm, đồng thời bộ phận tự hủy cũng khởi động và hỏa tiễn sẽ phát nổ sau 17 giây nếu không tìm được mục tiêu để tránh thiệt hại dưới đất. Ngay sau khoảng 0,3 giây với khoảng cách 5 m, động cơ hỏa tiễn khai hỏa đẩy vận tốc tăng lên 430 m/s (Mach 1,25 ) và sau khỏang 120 m thì chốt an toàn cuối cùng tự mở, hỏa tiễn sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Bộ phận dò tìm ở tầng đầu hỏa tiễn xử dụng cơ phận bán dẫn có phản ứng với tia hồng ngoại có làn sóng cực ngắn 0,2 đến 1,5 µm. Khi bắt gặp mục tiêu trong tầm dò tìm, hỏa tiễn tự động điều chỉnh hướng chính xác và lao vào mục tiêu, chất nổ chứa trong khoang thứ nhì sẽ nổ tung khi va chạm. Mặc dù nó không thể phá hủy hoàn toàn phi cơ nhưng gây thiệt hại nặng và nếu trúng vào chỗ "nhược" như bình xăng, cánh lái hay động cơ, cánh quạt...thì kể như "đi không ai tìm xác rơi".
Đặc tính kỷ thuật: 9K32M Strela-2M
Tốc độ: 430 m/s - Mach 1.25
Tầm hoạt động: 800 - 4200 m
Cao độ: 30 - 2300 m
Động cơ: nhiên liệu đặc
Trọng lượng: 9.15 kg
Ống phóng : 4.17kg
Chất nổ: 1,8 kg HTA
Chiều dài: 1,438 m
Đường kính: 72 mm
Cánh : 30 cm
Hệ thồng hướng dẫn : Infra-red passive homing
Bộ phận tự hủy : 14 - 17 second delay self-destruct
Xử dụng:
Vào thời chiến tranh lạnh, quân đội Sô Viết được trang bị hỏa tiễn SA-7 rộng rãi cùng với các nước trong khối Varsovie với nhiều thay đổi và cải tiến. Nhiều quốc gia vẫn còn xử dụng cho đến hôm nay.
Như trên đã đề cập, SA-7 cũng được xử dụng nhiều trong các cuộc chiến như Trung Đông, Việt Nam...(xem bảng số liệu từ http://en.wikipedia.org/wiki/Strela_2) nhưng nguy hiểm nhất là một số vẫn đang còn trong tay bọn khủng bố.
Tháng 11. 2002 một chiếc Boeing 757 của hãng hàng không Do Thái El Al chở đầy hành khách mai mắn thoát khỏi tai họa do hỏa tiễn SA-7 chỉ trong gan tấc. Bọn khủng bố có lẽ trong vội vàng đã khai hỏa 2 hỏa tiễn SA-7 mà không kịp chờ đến khi phi cơ bay ngang tầm để nhắm vào tia phụt hậu của động cơ và nhờ thế, đầu dò tìm của hỏa tiễn không thể nhắm bắt mục tiêu và chệch đường nổ tung, âu cũng là phước lớn.
Cũng trong năm 2002 theo nguồn tin của Irak, một pilot MiG-23ML của không quân Irak trở cờ tấn công vào dinh Tổng Thống Irak lúc đó là Saddam Hussein, quân phòng ngự đã bắn hạ chiếc MiG-32 nầy với một SA-7 !
Ngày 2 tháng 11. 2003 một chiếc Chinook CH-47 của quân đội Mỹ bị trúng phải 2 trái SA-7 tại Fallujah, Irak làm 15 binh sĩ thiệt mạng.
Các quốc gia đang xử dụng:
Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Armenia, Botswana, Benin, Bulgaria, Burkina Faso, Cambodia, People's Republic of China, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Czechoslovakia, Egypt, Ethiopia, Finland (Withdrawn from service), East Germany, Germany (former East German Army assets), Ghana, Guinea-Bissau, Hungary, Indonesia, India (being withdrawn from service), Iraq, Iran (passed to Hezbollah), Kuwait, Laos. Lebanon. Libya, Macedonia, Mauritania, Morocco, Mozambique, Nicaragua, North Korea, Pakistan, Peru, Poland, Romania, Sierra, Serbia, Slovakia, Slovenia (in reserve), Somaliland, South Yemen, Soviet Union, Sudan, Syria, Tanzania, Ukraine, Vietnam, Yugoslavia, Zambia, Zimbabwe, Tamil Eelam. Many other countries, along with numerous Terrorist and Paramilitary groups.
Khai hoả 589 lần, trúng đích 204 lần các mục tiêu trên không gồm các loại phi cơ của Không Quân Mỹ và VNCH từ năm 1972-1975, tỉ lệ hiệu quả khoảng 1/3, so sánh với các con số như trong cuộc chiến Trung Đông từ 1969 đến 1970 quân đội Ai Cập khai hỏa 99 lần và trúng 36 phi cơ chiến đấu của Israel (tỉ lệ khoảng 1/3) hay vào năm 1974 quân đội Syrie đã hạ gục 11 chiếc của Israel đã phản ảnh một điều: SA-7 quả thật có khả năng hạ bất cứ phi cơ nào trong tầm, nhất là trong các cuộc chiến du kích vì tính nhỏ gọn, cơ động.
Chúng ta chỉ nghe nói về loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 khi về Phi Đoàn cũng như được chỉ dẫn một vài phương cách đối phó, tuy nhiên vẫn chưa có hân hạnh "nếm" qua trên chiến trường, một sự mai mắn lớn. SA-7, nỗi kinh hoàng trên không của những Pilot VNCH trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN trước đây, đã gây nhiều thiệt hại cho không quân VNCH, nhất là ngành trực thăng với cao độ và tốc độ đều nằm trong tầm phóng lý tưởng của loại hỏa tiễn tầm nhiệt cá nhân nầy. Với tốc độ trung bình của trực thăng khoảng 120 knots (khoảng 220 km/h) so với tốc độ mach 1.25 của SA-7, dù phi hành đoàn có cảnh giác cao độ, khi cặp mắt nhìn thấy làn chớp xanh lóe lên thì hỏa tiễn đã đến nơi. Một loạt các biện pháp để đối phó như xử dụng flare làm mục tiêu giả, thay đổi hướng bay, cao độ...nhưng đáng kể nhất là việc tân trang đời UH-1H với ống thoát hơi phản lực hướng lên main rotor để lấy sức cánh quạt thổi hơi thoát làm giảm đi sức nóng tập trung có thể làm mồi cho SA-7.
Đến hôm nay SA-7 vẫn còn được xử dụng tại một số chiến trường, dĩ nhiên với nhiều cải tiến đáng sợ hơn. Xin góp nhặt một số chi tiết cống hiến cùng các bạn.
Mang ký hiệu "SA-7 Grail" của khối NATO để chỉ loại hỏa tiễn địa không "Strela-2" cùa Nga, ký hiệu 9K32, chúng ta quen gọi là hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, là loại hỏa tiễn cá nhân rất cơ động, có thể khai hỏa trên vai người lính bộ binh, được điều khiển bằng tia hồng ngoại, tương tự như loại hỏa tiễn FIM-43 Redeye của Hoa Kỳ. Được chế tạo tại Nga vào năm 1968, tuy nhiên bộ phận dò tìm hồng ngoại không được chính xác lắm và thường bị lạc hướng do mặt trời hay các nguồn nóng khác từ mặt đất. Vào năm 1972 Strela-2 được thay thế bởi Strela-2M tức loại SA-7B theo codename của NATO (GRAU-index 9K32M) với sự nhiều cải tiến về vận hành, tốc độ nhanh và tầm hoạt động hiệu quả hơn, cũng như thay thế bộ phận dò tìm IR mới.
"Dàn" SA-7 bao gồm một hỏa tiễn 9M32 hoặc 9M32M, một ống phóng với bộ phận nhắm, bộ phận kích hỏa điện tử (9P54 hay 9P54M) với tay cầm và một battery nhiệt điện. Ngoài ra còn có một bộ phận nhận tín hiệu IFF ( Identification Friend or Foe) được gắn vào helmet của người bắn để có thể nhận dạng mục tiêu bạn và thù và antene nhận tín hiệu bằng âm thanh được gắn vào ống nghe của xạ thủ để dò kiếm và nhắm mục tiêu.
Hỏa tiễn chỉ cần 6 giây để sẵn sàng khai hỏa: Sau khi mở contact điện, xạ thủ theo dõi mục tiêu với ống nhắm và bóp cò. Ngay lập tức bộ phận dò tìm của hỏa tiễn được khởi động và nhắm bắt mục tiêu. Một khi tín hiệu nhận về đủ mạnh và tốc độ góc nằm trong tầm, một đèn đỏ báo hiệu bật sáng với một tín hiệu kéo dài. Xạ thủ sẽ phải giữ đúng mục tiêu trong vòng 0,8 giây cho đến khi hỏa tiễn khai hỏa. Nếu mục tiêu nhắm bị sai lệch hay mất đi xa thủ sẽ nhận tín hiệu khác đi và sẽ phải nhắm bắt mục tiêu lại.
SA-7 có 4 tầng: tầng đầu là đầu dò tìm, tầng thứ 2 có cánh lái để điều khiển hướng bay (bằng cách thay đổi góc của cánh lái) mang chất nổ, tầng thứ 3 là động cơ chính chứa nhiên liệu đặc, tầng cuối cùng là động cơ khởi động. Phần cuối của hỏa tiễn có các cánh ổn định.
Đầu tiên, tầng cuối cùng (booster-Motor) trong ống phóng khai hỏa và đẩy hỏa tiễn ra với tốc độ 30 m/s và xoay 20 vòng mỗi giây (20 U/s). Sau khi rời ống phóng, các cánh bình ổn trước và sau xòe ra khoảng 30 cm, đồng thời bộ phận tự hủy cũng khởi động và hỏa tiễn sẽ phát nổ sau 17 giây nếu không tìm được mục tiêu để tránh thiệt hại dưới đất. Ngay sau khoảng 0,3 giây với khoảng cách 5 m, động cơ hỏa tiễn khai hỏa đẩy vận tốc tăng lên 430 m/s (Mach 1,25 ) và sau khỏang 120 m thì chốt an toàn cuối cùng tự mở, hỏa tiễn sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Bộ phận dò tìm ở tầng đầu hỏa tiễn xử dụng cơ phận bán dẫn có phản ứng với tia hồng ngoại có làn sóng cực ngắn 0,2 đến 1,5 µm. Khi bắt gặp mục tiêu trong tầm dò tìm, hỏa tiễn tự động điều chỉnh hướng chính xác và lao vào mục tiêu, chất nổ chứa trong khoang thứ nhì sẽ nổ tung khi va chạm. Mặc dù nó không thể phá hủy hoàn toàn phi cơ nhưng gây thiệt hại nặng và nếu trúng vào chỗ "nhược" như bình xăng, cánh lái hay động cơ, cánh quạt...thì kể như "đi không ai tìm xác rơi".
Đặc tính kỷ thuật: 9K32M Strela-2M
Tốc độ: 430 m/s - Mach 1.25
Tầm hoạt động: 800 - 4200 m
Cao độ: 30 - 2300 m
Động cơ: nhiên liệu đặc
Trọng lượng: 9.15 kg
Ống phóng : 4.17kg
Chất nổ: 1,8 kg HTA
Chiều dài: 1,438 m
Đường kính: 72 mm
Cánh : 30 cm
Hệ thồng hướng dẫn : Infra-red passive homing
Bộ phận tự hủy : 14 - 17 second delay self-destruct
Xử dụng:
Vào thời chiến tranh lạnh, quân đội Sô Viết được trang bị hỏa tiễn SA-7 rộng rãi cùng với các nước trong khối Varsovie với nhiều thay đổi và cải tiến. Nhiều quốc gia vẫn còn xử dụng cho đến hôm nay.
Như trên đã đề cập, SA-7 cũng được xử dụng nhiều trong các cuộc chiến như Trung Đông, Việt Nam...(xem bảng số liệu từ http://en.wikipedia.org/wiki/Strela_2) nhưng nguy hiểm nhất là một số vẫn đang còn trong tay bọn khủng bố.
Tháng 11. 2002 một chiếc Boeing 757 của hãng hàng không Do Thái El Al chở đầy hành khách mai mắn thoát khỏi tai họa do hỏa tiễn SA-7 chỉ trong gan tấc. Bọn khủng bố có lẽ trong vội vàng đã khai hỏa 2 hỏa tiễn SA-7 mà không kịp chờ đến khi phi cơ bay ngang tầm để nhắm vào tia phụt hậu của động cơ và nhờ thế, đầu dò tìm của hỏa tiễn không thể nhắm bắt mục tiêu và chệch đường nổ tung, âu cũng là phước lớn.
Cũng trong năm 2002 theo nguồn tin của Irak, một pilot MiG-23ML của không quân Irak trở cờ tấn công vào dinh Tổng Thống Irak lúc đó là Saddam Hussein, quân phòng ngự đã bắn hạ chiếc MiG-32 nầy với một SA-7 !
Ngày 2 tháng 11. 2003 một chiếc Chinook CH-47 của quân đội Mỹ bị trúng phải 2 trái SA-7 tại Fallujah, Irak làm 15 binh sĩ thiệt mạng.
Các quốc gia đang xử dụng:
Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Armenia, Botswana, Benin, Bulgaria, Burkina Faso, Cambodia, People's Republic of China, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic, Czechoslovakia, Egypt, Ethiopia, Finland (Withdrawn from service), East Germany, Germany (former East German Army assets), Ghana, Guinea-Bissau, Hungary, Indonesia, India (being withdrawn from service), Iraq, Iran (passed to Hezbollah), Kuwait, Laos. Lebanon. Libya, Macedonia, Mauritania, Morocco, Mozambique, Nicaragua, North Korea, Pakistan, Peru, Poland, Romania, Sierra, Serbia, Slovakia, Slovenia (in reserve), Somaliland, South Yemen, Soviet Union, Sudan, Syria, Tanzania, Ukraine, Vietnam, Yugoslavia, Zambia, Zimbabwe, Tamil Eelam. Many other countries, along with numerous Terrorist and Paramilitary groups.