Tuesday, March 2, 2010

“Tiểu phẫu” hợp đồng vũ khí 6,4 tỷ USD của Mỹ với Đài Loan

Thứ Ba, 02/02/2010 - 13:52

(Dân trí) - Mỹ tuyên bố sẽ bán một loạt vũ khí quân sự cho Đài Loan với tổng trị giá lên tới hơn 6,4 tỷ USD, trong đó có các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk, tàu dò mìn Osprey, tên lửa Harpoon, và các thiết bị thông tin liên lạc.


60 Trực thăng Black Hawk (3,1 tỷ USD)

Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung. Loạt trực thăng Black Hawk có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử và giải cứu đường không. Chiếc UH-60A Black Hawk chính thức trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Quân đội Mỹ năm 1979. Sau khi đi vào phục vụ, chiếc trực thăng được chuyển đổi cho các vai trò và phi vụ mới, gồm cả rải mìn và cứu thương.




Một chiếc VH-60N Black Hawk dùng để chở VIP
Vì trọng lượng tăng thêm từ các thiết bị và các thay đổi khác, Quân đội Mỹ đã yêu cầu loại cải tiến UH-60L năm 1987. Chiếc UH-60L cũng được tích hợp hệ thống kiểm soát bay tự động (AFCS) để có tính năng bay tốt hơn thích hợp với những động cơ mạnh hơn. Như vậy, từ phiên bản đầu tiên UH-60A Black Hawk chở được 4 phi công và 11 khách, phiên bản thứ hai UH-60C Black Hawk phục vụ cho sứ mệnh chỉ huy và kiểm soát, CH-60E cho chuyên chở binh lính, phục vụ cho lính thủy đánh bộ Mỹ. Sau đó là các phiên bản không ngừng được nâng cấp: UH-60L Black Hawk và UH-60M Black Hawk.

Một phiên bản chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ với dấu hiệu máy bay là “Marine One” khi chở Tổng thống Mỹ. Trong các cuộc không kích, nó có thể chở một đội 11 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105mm với với ba mươi viên đạn và một tiểu đội bốn người chỉ trong một chuyến. Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.

Giá cả thay đổi tuỳ theo phiên bản vì những tiêu chuẩn, trang bị và tính chất khác nhau. Ví dụ, đơn giá của UH-60L Black Hawk cho Quân đội là 5,9 triệu USD trong khi đơn giá cho loại MH-60G Pave Hawk của Không quân là 10,2 triệu USD.

Quân đội Mỹ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.

114 tên lửa Patriot (trị giá 2,81 tỷ USD)

Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Các đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan hay Đài Loan đều đã sở hữu tên lửa Patriot.



Tên lửa Patriot tiên tiến (PAC-3) của Mỹ tại Nhật.
Patriot nằm trong chương trình phát triển tên lửa phòng không hiện đại của Mỹ. Trước đây, trong những năm 1970, Patriot là Hệ thống Phòng vệ Không quân AADS-70S, sau đó là Chương trình Phát triển tên lửa không quân SAM-D.

Tên lửa Patriot PAC-2 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m, được thiết kế để đấu được với mọi loại máy bay hiện đại và các loại tên lửa đạn đạo, hành trình.

Các tên lửa Patriot PAC-3, nâng cấp từ Patriot PAC-2. Nhưng nếu PAC-2 có khả năng mang 90 kg thuốc nổ, tạo ra một vùng sát thương lớn, thì PAC-3 được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân, có thể tấn công trúng các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình.

Hiện nay, trên thế giới, Patriot là loại tên lửa phòng không duy nhất bắn rơi tên lửa đạn đạo của đối phương trong thực chiến.

Hợp đồng trị giá 6,4 tỷ USD còn bao gồm 2 tàu dò mìn Osprey (105 triệu USD). Đây là loại tàu có khả năng tìm kiếm, phân loại và phá hủy mìn mắc dưới đáy biển.



Tàu dò mìn Osprey

...tên lửa Harpoon – là tên lửa chống hạm. Hầu hết các tên lửa chống hạm là loại bay thấp có thể dưới tốc độ âm hay trên tốc độ âm, sử dụng dẫn hướng bằng hệ thống kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và radar. Đây là một mối đe doạ đáng kể đối với các tàu chiến hiện đại.



Tên lửa Harpoon
... hệ thống Bosheng – một mạng lưới thông tin và kiểm soát thông tin tin vi, cùng các thiết bị thông tin liên lạc (340 triệu USD).




Hợp đồng bán vũ khí hơn 6 tỷ USD không bao gồm chiến đấu cơ F-16, mặt hàng quân đội Đài Loan rất muốn muốn sở hữu.

Trong khi Trung Quốc tuyên bố kế hoạch của Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan “gây tổn hại” cho an ninh quốc gia của nước này cũng như nỗ lực tái thống nhất giữa Đại lục với Đài Loan, chính quyền Obama cho rằng quyết định đã được trình Quốc hội Mỹ thông qua hôm 29/1 là biện pháp tăng cường an ninh khu vực. Cho đến nay, hoạt động chuyển giao vũ khí chưa diễn ra. Các nhà làm luật Mỹ có 30 ngày để thảo luận về hợp đồng vũ khí này. Nếu không có phản đối, hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan sẽ được tiến hành.

Nguyễn Viết
Tổng hợp


Sunday, February 7, 2010

USS INDEPENDENCE (LCS-2)

USS Independence “Littoral Combat Ship” II (LCS)

Chiến hạm nhìn từ phía mũi cho thấy thân chính và hai thân phụ như cánh dơi, rất đằm sóng.

Aircraft carried: 2× MH-60R/S Seahawks
MQ-8 Fire Scout

Siêu Tốc Hạm USS Independence với vận tốc 43 kts tương tương 77km/h, mới chỉ sử dụng một nửa năng luợng, để ý lượn sóng phía mũi không bủa ra như loại tàu thường.


SIÊU TỐC HẠM HOA KỲ (QUÁI HẠM)

Trong khi Trung Cộng đang vất vả chạy đua với Mỹ để đóng Hàng Không Mẫu Hạm, thì nay Hải Quân Hoa Kỳ đã thay đổi nhãn quan chiến lược về cách sử dụng các loại chiến hạm thích hợp trong các cuộc hành quân biển. Chiếc “quái hạm” này được ra đời theo nhu cầu của cuốc chiến vùng Vịnh và hành quân săn bắt hải tặc tại Vùng Biển Somali.

Quái Hạm USS Independence




USS Independence thuộc loại “Littoral Combat Ship” (LCS), Chiến hạm cận duyên đa dụng, có thể dùng trong các cuộc hành quân đổ bộ, tầm đáy nông nên có thể vào gần bờ, trên tàu có thể chứa loại trực thăng khổng lồ CH53, hoặc phản lực cơ chiến đấu lên thẳng V/STOL

Là loại chiến hạm tàng hình, có thể tránh phát giác bởi màn ảnh radar, trang bị hỏa lực hùng hậu gồm hải pháo nòng dài 127 ly, hỏa tiễn Hải-Hải, Hải-Không và chống tiềm thủy đĩnh.

LCS là loại chiến hạm chạy nhanh nhất thế giới, có thể đạt tới vận tốc tối đa là 60kts tức 110km/h. Giá thành rất rẻ, khoảng 208 triệu mỹ kim/chiếc và Hải Quân Hoa Kỳ dự trù đóng 55 chiếc trong thập niên tới



Class and type: Independence-class littoral combat ship
Displacement: 2,176 tons light, 2,784 tons full, 608 tons deadweight[1]
Length: 127.4 m (418 ft)[1]
Beam: 31.6 m (104 ft)[1]
Draft: 13 ft (3.96 m)[1]
Propulsion: 2× gas turbines, 2× MTU Friedrichshafen GmbH 8000 Series diesel engines, 4× waterjets, retractable Azimuth thruster, 4× diesel generators
Speed: 44 knots (51 mph; 81 km/h)[3]
Range: 4,300 nm at 20+ knots[4]
Capacity: 210 metric tons (206 long tons, 231 short tons)
Complement: 40 core crew (8 officers, 32 enlisted) plus up to 35 mission crew
Sensors and
processing systems: Sea Giraffe 3D Surface/Air RADAR
Bridgemaster-E Navigational RADAR
AN/KAX-2 EO/IR sensor for GFC

Electronic warfare
and decoys: EDO ES-3601 ESM
4× SRBOC rapid bloom chaff launchers

Armament: BAE Systems Mk 110 57 mm gun[5]
4× .50-cal guns (2 aft, 2 forward)
Evolved SeaRAM 11 cell missile launcher
Mission modules


Thursday, February 4, 2010

Á châu thu hút các công ty võ khí

Juliana Liu

Phái viên thương mại Á châu, BBC World


Thao tác "Dump and Burn" của Không Lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi

Được đưa vào hoạt động từ thập niên 1960, máy bay tiêm kích F-111 Aardvark chính thức "về hưu" nhân cuộc triển lãm về hàng không tại Singapore.

Không Lực Hoàng Gia Úc sẽ cho loại F-111 bay lần cuối tại Á châu trước khi đưa vào viện bảo tàng.

Và để đánh dấu ngày về hưu này, Không Lực Hoàng Gia Úc sẽ biểu diễn thao tác rất ngoạn mục "Dump and Burn", tức là viên phi công sẽ tháo đồng thời đốt hết nhiên liệu trong khi bay, tạo ra một cụm lửa lớn trên không làm hài lòng lượng khách thưởng ngoạn.

Màn này cũng là tiết mục chính của cuộc triển lãm về hàng không tại Singapore.

Được thiết kế để phục vụ cho cuộc chiến Việt Nam, F-111 là loại máy bay tiêm kích thuộc thế hệ thứ ba, và thế hệ thứ tư thậm chí thứ năm đã được giới thiệu trong cuộc triển lãm lần này.

Trung quốc được ví như một con đười ươi nặng 800 cân, do đó, dù nó có đứng, có chạy lung tung hay thậm chí gãi lưng đi chăng nữa, thì cũng làm cho thế giới quan tâm

Dean Cheng, Heritage Foundation
Theo một số nhà phân tích, Á châu ngày nay là thương trường bậc nhất để cho các giám đốc các công ty chế tạo quân cụ, đến chào hàng.

Dean Cheng, thuộc viện nghiên cứu Heritage Foundation có trụ sở tại Washington nói: "Quân đội của các nước Á châu đang phát triển vì một số lý do. Thứ nhất các nước này giàu có hơn xưa nhiều. Phú quý sinh ra trách nhiệm."

Khổng lồ Trung Quốc

Giáo sư Dean Cheng nói rằng thanh thế ngày càng tăng cao của Trung Quốc trên trường quốc tế là lý do chính cho chi tiêu về quốc phòng tại Á châu. Ông đã nói như trên trong một hội nghị quốc tế về an ninh diễn ra song song với cuộc triển lãm về hàng không tại Singapore.


Cuộc triển lãm hàng không tại Singapore đã quy tụ các công ty sản xuất võ khí lớn của phương Tây
Ông nói tiếp: "Mưu đồ của Trung Quốc? Hiện chưa ai rõ, nhưng Trung quốc được ví như một con đười ươi nặng 800 cân, do đó, dù nó có đứng, có chạy lung tung hay thậm chí gãi lưng đi chăng nữa, thì cũng làm cho thế giới quan tâm".

Trong lúc đó, ông Zhu Feng, giáo sư tại trường đại học Bắc Kinh, nói rằng trên thực tế các nước láng giềng chi tiêu nhiều hơn Trung Quốc.

Nam Hàn đã gia tăng ngân sách quốc phòng lên 9% trong năm 2009 so với 7% trong năm 2008, mặc đang gặp khủng hoảng tài chính.

Ông nói tiếp nước Nga, trong lúc đó, đã đột ngột gia tăng ngân sách quốc phòng lên 43%.

Australia, giàu có hơn nhờ Bắc Kinh, đã có kế hoạch chi tiêu hàng trăm triệu đô-la để nâng cao hỏa lực trong hai thập niên sắp tới.

Hăm dọa chế tài

Trong năm ngoái, Trung Quốc đã chi tiêu 14.6% hơn năm trước đó.

Giáo sư Zhu Feng nói "Các nước này chi tiêu nhiều hơn là vì lo ngại trước sự trổi dậy của Trung Quốc, và theo quan điểm của tôi, mặc dù các nước này lo ngại thái quá nhưng ảnh hưởng có thật."

Tuần qua, Bắc Kinh đã lớn tiếng phản đối kế hoạch của Washington bán 6.4 tỷ đô-la cho Đài Loan, một vùng đất mà Trung Quốc coi là bất khả phân.

Trung Quốc thậm chí đã đe dọa sẽ trả đũa các công ty nào bán võ khí cho Đài Loan.

Mặc dù các công ty võ khí của phương Tây nằm ngoài vòng khống chế của Trung Quốc, thế nhưng tình hình căng thẳng về mặt chính trị địa lý tại Á châu đã giúp tạo ra một môi trường mới cho thương mại.
Máy bay tiêm kích F 35 của công ty Lockheed Martin
''Khi chúng tôi nói với các khách người Á châu, thì họ đều có một số mục tiêu về an ninh cần phải đạt đến'', ông Stephen O'Bryan, một phó giám đốc của công ty Lockheed Martin đã nói trên.

Nhiệm vụ ông Stephen O'Bryan là phải bán máy bay tiêm kích tiên tiến nhất, thuộc thế hệ thứ năm được đặt tên là F-35 Joint Strike Fighter cho các khách hàng khắp thế giới.

Ông nói tiếp: "Các nước này cần phải hiện đại hóa không lực của họ."

Ông O'Bryan dự trù sẽ dành nhiều thời giờ trong năm nay để thuyết phục Nam Hàn và Nhật Bản, vì cả hai nước này sẽ nghe các công ty trình bày trước khi quyết định mua loại máy bay nào. Hợp đồng mua bán trị giá hàng tỷ đô-la.

Không lồ Ấn Độ

Chen giữa Pakistan và Trung Quốc, nước Ấn Độ được nhiều chuyên gia coi là thị trường chót lớn nhất cho loại máy bay tiêm kích thuộc thế hệ thứ tư.

Đề Li hiện vẫn đang cân nhắc giữa sáu loại máy bay tiêm kích để hiện đại hóa không lực.

Hiện đang trong vòng lựa chọn của Ấn Độ là các chiếc F-16 của công ty Lockheed, loại Eurofighter Typhoon của công ty EADS, F-18 của Boeing, MiG-35 và MiG-29 của Nga, Rafale của Pháp và Gripen của công ty Saab Thụy Điển.

Hợp đồng cho 126 chiếc máy bay được đánh giá là khoảng 12 tỷ đô-la, lớn nhất từ một thế kỷ nay. Công ty Lockheed Martin nói rằng hải quân Ấn Độ tỏ ý quan tâm tới loại máy bay F-35 của họ.


Ông Patrick Choy nói "nếu chúng tôi tại Ấn Độ, thì nước này sẽ trở thành thị trường lớn nhất của chúng tôi"
Đối với nhiều công ty, Ấn Độ là một thị trường võ khí dễ xăm nhập vì công nghệ kém phát triển hơn Trung Quốc.

Công ty ST Engineering của Singapore nói rằng họ chưa bao giờ tìm cách vào thị trường Trung Quốc, nhưng đã cố chen chân vào bán lục địa Ấn.

Ấn Độ sẽ bắt đầu bắn thử loại đại bác 155mm của công ty này vào tháng Hai, sau khi Đề Li bải bỏ lệnh cấm bán buôn với họ. Nghe nói là hợp đồng này trị giá hàng tỷ đô-la.

''Nếu chúng tôi thành công tại Ấn Độ, thì nước này sẽ trở thành thị trường lớn nhất của chúng tôi'', Patrick Choy, phó giám đốc điều hành công ty ST Engineering đã nói như trên.

Ông nói tiếp: "Ấn Độ không chịu súng của Trung Quốc, và chúng tôi là giải pháp lựa chọn để thay thế võ khí của các công ty lớn phương Tây."

Ngân sách quốc phòng của các nước Á châu còn kém xa Hoa Kỳ, tuy nhiên, chừng nào mà các nước này còn lo ngại trước sự trổi dậy của Trung Quốc, thì các tay buôn võ khí sẽ thấy đó là một thị trường càng lúc càng lớn lớn mạnh.